BÁN HÀNG QUA FACEBOOK – CỨU CÁNH MÙA DỊCH CHO NGÀNH F&B

Đại dịch COVID-19 đã thay đổi hành vi tiêu dùng và thói quen sinh hoạt của nhiều người trên khắp thế giới. Người làm kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều hiểu rằng việc chuyển đổi kỷ thuật số là vô cùng cần thiết để sống sót và phát triển trong tương lai.

Riêng đối với ngành Dịch vụ ăn uống (F&B), các chủ hàng quán nếu biết cách tận dụng sự phát triển mạnh mẽ của các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…; hay các ứng dụng hỗ trợ giao hàng như Grab, Now, Beamin… sẽ nhanh chóng tìm được cơ hội kinh doanh mới đầy tiềm năng.

Để giúp những người mới làm quen với mô hình kinh doanh trực tuyến, Rich’s sẽ tổng hợp và chia sẻ một số kiến thức để bán hàng thông qua Facebook – trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay với 2,5 tỷ người hằng tháng (tính đến hết quý 4 năm 2019) nhé.

(Ảnh 1: Xu hướng bán hàng qua Facebook)

Hiện tại, Facebook có thể chia ra 3 nơi đăng bài: trang cá nhân, trang fanpage và nhóm.

  • - Trang cá nhân (Profile):  Khi bắt đầu sử dụng Facebook, bạn cần chăm sóc thông tin cá nhân của mình thật rõ ràng, chính xác, và hấp dẫn. Hãy điền đầy đủ thông tin trên trang cá nhân để tạo sự tin tưởng. Khi bán hàng, bạn có thể đăng bài hình ảnh, video và thông tin sản phẩm trên tường nhà mình. Quan trọng, để bán hàng hiệu quả ở trang cá nhân, bạn cần phải có nhiều bạn bè để tạo ra sự tương tác cần thiết.

  • - Trang (Fanpage):  Từ tài khoản facebook cá nhân, bạn có thể tạo ra nhiều fanpage khác nhau. Ở hình thức này, mọi bài đăng của bạn đều được thiết lập ở chế độ công khai. Facebook sẽ hỗ trợ bán hàng thông qua fanpage bằng các phương tiện để đo lường hiệu quả: công cụ kiểm tra lượt tiếp cận, tương tác, hay thậm chí các ứng chạy quảng cáo, studio sáng tạo… Đây được xem là kênh bán hàng hiệu quả vì nó được Facebook thiết kế để hỗ trợ cho việc kinh doanh đó.

  • - Nhóm (Group):  Ngoài ra, một tài khoản còn có thể tham gia vào nhiều nhóm khác nhau, hoặc bạn cũng có thể tự tạo nhóm cho mình. Mỗi nhóm cộng đồng thường có một sở thích hoặc mối quan tâm chung nào đó, nơi bạn có thể tiếp cận các khách hàng tiềm năng và nắm bắt những xu hướng mới nhất về lĩnh vực mà bạn quan tâm. Ví dụ như loại bánh hay món nước nào đang được yêu thích và bàn luận nhiều nhất?

Bạn cần hiểu rõ cơ chế hoạt động, đặc trưng của 3 địa điểm trên để tương tác với khách hàng một cách hiệu quả nhất. Để làm được điều đó, bạn cần tuân thủ 7 bước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định thực đơn kinh doanh

Xác định rõ thực đơn và điểm mạnh của quán sẽ giúp bạn định hình được khách hàng hướng đến, cũng như thị trường mục tiêu như thế nào. Ví dụ như thực đơn bạn nhắm tới là các món cao cấp hay bình dân. Phân khúc khách hàng tầm trung hay thấp? Việc xác định này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng thể để thực hiện các bước tiếp theo như: xác định mục tiêu, lập kế hoạch… Bên cạnh đó, hiểu rõ về sản phẩm mình đang bán cũng sẽ giúp bạn tối ưu hóa kinh doanh khi giới thiệu sản phẩm đến khách hàng và thuyết phục họ mua.

Bước 2: Xác định mục tiêu kinh doanh

Mục tiêu cần xây dựng bao gồm mục tiêu ngắn hạn, và mục tiêu dài hạn. Càng chi tiết mục tiêu, bạn càng dễ dàng đạt được mục tiêu cuối cùng hơn là 1 điều gì đó chung chung. Nên xác định mục tiêu kinh doanh trên Facebook thông qua các con số, chuyển đổi thành tỉ lệ và cố gắng hiện thực hóa chúng. Các câu hỏi cần đặt ra khi bán hàng online ví dụ như: Trong 1 tháng bạn sẽ đạt được bao nhiêu lượt thích? Chốt được bao nhiêu đơn hàng? Cần tập trung phát triển 1 hay nhiều kênh bán hàng online khác nhau?

Bước 3: Xây dựng và quản lý kế hoạch nội dung

(Ảnh 2: Công cụ Studio Sáng Tạo dành cho Fanpage)

Trước hết, hãy đảm bảo trang của bạn có một lượng người theo dõi, hoặc lượng like nhất định sau đó mới bắt đầu bán hàng. Như thế hiệu quả hơn rất nhiều và không mất nhiều chi phí. Kinh doanh trên Facebook cũng như các cửa hàng truyền thống, chỉ đơn giản hơn ở chỗ bạn có thể dễ dàng cung cấp các thông tin:

  • - Giới thiệu về sản phẩm/thực đơn

  • - Đặc điểm và lợi ích về sản phẩm

  • - Giá của sản phẩm và các chương trình khuyến mãi

  • - Thông tin về cửa hàng kèm số điện thoại liên lạc

Thông qua việc cung cấp hình ảnh, tư liệu, video… mà không cần phải gặp mặt trực tiếp khách hàng. Do đó, tất cả nội dung được đăng tải trên Facebook đều phải được trau chuốt, đầu tư chỉnh chủ, chính xác, và xúc tích. Điểm mạnh của ngành F&B là có thể gây cảm giác thèm khát cho khách hàng bằng hình ảnh, video clip, nội dung đánh giá (review) chân thực và sinh động.

Bước 4: Sử dụng các công cụ quảng cáo

(Ảnh 3: Công cụ chạy quảng cáo do Facebook cung cấp)

Khi đã quen với việc bán hàng online, bạn cần gia tăng lượng khách hàng bằng cách sử dụng các công cụ quảng cáo như Facebook Ads. Điều này yêu cầu bạn có kinh nghiệm nhất định, hoặc bạn có thể thuê người khác làm. Khi xu hướng kinh doanh trên Facebook tăng cao, cùng với đó là lượng cạnh tranh càng nhiều. Để có được lượng khách hàng trung thành, duy trì sự ổn định cho trang fanpage của bạn không phải là điều dễ dàng. Với các công cụ quảng cáo cho fanpage sẽ gia tăng lượng tiếp xúc với khách hàng, từ đó tăng lượng chuyển đổi và số lượng đơn hàng nhanh chóng hơn là “ngồi đợi sung rụng”.

Bước 5: Áp dụng chương trình khuyến mãi

Để kinh doanh trên Facebook hiệu quả, bạn cũng nên xây dựng các chương trình khuyến mãi theo từng đợt nhằm thu hút thêm khách hàng, và nhắc nhở khách hàng cũ đến với bạn. Khuyến mãi có nhiều hình thức, như giảm giá, tặng kèm sản phẩm hoặc hưởng ưu đãi đặc biệt cho 1 số khách hàng. Một vài lưu ý dành cho các cửa hàng kinh doanh trên Facebook khi sử dụng chương trình khuyến mãi:

  • - Không nên khuyến mãi quá thường xuyên

  • - Không nên sử dụng 1 chương trình khuyến mãi giống nhau quá nhiều lần

  • - Không giảm giá quá thấp, người dùng hiện nay nghi ngờ nhiều hơn là thấy hứng thú về sự giảm giá quá nhiều như vậy.

Bước 6: Chăm sóc khách hàng trực tuyến

Quan tâm tới khách hàng cũng là cách hiệu quả nhất để giữ chân khách hàng. Khuyến mãi cũng là 1 biện pháp chăm sóc khách hàng hiệu quả. Tuy nhiên điều đó chỉ nên thực hiện với mức độ nhất định. Chăm sóc khách hàng ở đây có nghĩa là sự chủ động tương tác thường xuyên với người dùng.

Kinh doanh trên Facebook có 1 tiện lợi rằng bạn có thể gửi tin nhắn đến cho khách hỏi thăm về mức độ hài lòng, hỏi xem họ đã nhận được hàng chưa nếu họ ở xa, hay đơn giản là lắng nghe và giải quyết khiếu nại của khách hàng nếu có. Những hành động rất nhỏ sau bán hàng sẽ tạo cảm giác cho khách là họ đang được quan tâm dưới mức độ cá nhân chứ không phải 1 thông báo gửi đến toàn thể khách hàng của page.

Bước 7: Đo lường hiệu quả và liên tục cập nhật xu hướng

Hãy đo lường lại hiệu quả bằng các thông kế về số đơn hàng, lượng tương tác và doanh thu hằng tháng để kịp thời điều chỉnh kế hoạch. Bên cạnh đó, hãy luôn cập nhật những thông tin mới mẻ để thu hút khách hàng và gia tăng tính uy tín. Điều này phụ thuộc vào kế hoạch nội dung ở bước 3. Những thông tin, hình ảnh luôn cần được thay đổi và cập nhật thường xuyên để được hiện trên newsfeed của khách hàng với tần suất nhiều. Những cập nhật mới về sản phẩm sắp tới, hoặc một bài cảm ơn… không chỉ gia tăng sự thân thiện của cửa hàng mà còn giúp cho việc kinh doanh có hiệu quả lâu dài, và phát triển bền vững hơn.

Nhìn chung, việc kinh doanh trên Facebook không khó để bắt đầu, nhưng cũng không dễ để duy trì lâu dài và đạt hiệu quả tối đa. Từ bây giờ, hãy can đảm đổi mới mô hình kinh doanh để tiếp tục phát triển trong tương lai. Đừng ngại thay đổi, và cũng đừng quá chủ quan mà bỏ qua các bước lập kế hoạch cơ bản để xây dựng một kênh bán hàng Facebook chất lượng và hiệu quả.

Rich’s thân chúc các bạn thành công.

Nguồn tham khảo: sapo.vn

Các thông tin khác